Neato Danke là một trong những hãng tên tuổi nhất trên thị trường robot hút bụi thông minh hiện nay. Đây là thương hiệu Mỹ có trụ sở ở bang California chuyên sản xuất các sản phẩm robot hút bụi thông minh với dòng sản phẩm Botvac
Neato Danke là một trong những hãng tên tuổi nhất trên thị trường robot hút bụi thông minh hiện nay. Cùng đọc bài đánh giá robot hút bụi Neato Botvac Connected. Đây là thương hiệu Mỹ có trụ sở ở bang California chuyên sản xuất các sản phẩm robot hút bụi thông minh với dòng sản phẩm Botvac.
Hiện nay, các robot hút bụi của Neato Danke đã được Danke phân phối độc quyền ở thị trường Việt Nam.
Chiếc robot hút bụi trong bài trải nghiệm của VnReview hôm nay là mẫu Robot hút bụi Neato tại Đà Nẵng Đây là sản phẩm đầu bảng của Neato Danke hiện tại được bán với giá 18 triệu đồng kèm chế độ bảo hành 12 tháng. Có thể thấy mức giá của Neato Botvac Connected khá cao, đắt gấp đôi so với sản phẩm tương tự từ các hãng ít tên tuổi của Trung Quốc. Liệu với mức giá này thì sản phẩm có thực sự “xắt ra miếng” hay không?
Robot hút bụi Botvac Connected được đóng gói trong chiếc hộp giấy cứng có hình ảnh sản phẩm nổi bật trên vỏ hộp. Thông tin in trên vỏ hộp cho thấy sản phẩm này đã được trang công nghệ Cnet “chấm” là sản phẩm đáng lựa chọn nhất năm 2018.
Mặt sau hộp cung cấp thông tin và tính năng nổi trội của Botvac Connected gồm công nghệ hút bụi độc quyền được hãng gọi là Spinflow Power Clear, công nghệ thiết lập bản đồ thông minh bằng laser (LaserSmart Mapping), các ưu thế của kiểu dáng khiết kế robot hút bụi tự động hình chữ D và khả năng kết nối với smartphone để điều khiển robot từ xa.
Chiếc Botvac Connected chiếm gần như toàn bộ diện tích bên trong vỏ hộp. Các phụ kiện đi kèm được đặt riêng bên cạnh.
Ngoài sách hướng dẫn có tiếng Việt, các phụ kiện đi kèm trong hộp gồm dây nguồn và dock sạc rời tự động, 1 chiếc dây USB-OTG sử dụng để cập nhật phần mềm, 1 cuộn băng từ để ngăn robot vào khu vực chúng ta không mong muốn (còn được gọi là tường ảo) và cuối cùng là 1 cây chổi sơ cua.
Hình ảnh phía trên là cây chổi làm sạch chuyên dụng cho sàn gỗ và sàn gạch men. Chổi này có các lưỡi gạt bằng silicon mềm để quét rác và các mảnh vụn trên sàn gỗ hay sàn gạch men. Trong quá trình hoạt động, các lưỡi gạt mềm của chổi đóng vai trò như chiếc gạt mưa trên kính lái xe ô tô, liên tục miết và gạt trên bề mặt sàn để thu bụi bẩn cũng như các mảnh vụn. Cây chổi này còn có chức năng lau và đánh bóng sàn gỗ và sàn gạch.
Botvac Connected có thiết kế hình chữ D, toàn thân máy được làm từ nhựa nhám. Thiết kế này giúp robot tiếp cận và làm sạch các cạnh, chân tường hiệu quả hơn so với các mẫu robot hình tròn. Bên cạnh đó, thiết kế hình chữ D tạo ra nhiều không gian hơn cho khu vực đặt cây chổi chính so với các robot hình tròn.
Nổi bật phía trên máy là cụm cảm biến quét laser thông minh. Cảm biến này sẽ quét 360 độ liên tục để phát hiện vật cản và thiết lập hồ sơ cho căn phòng. Bên cạnh cụm cảm biến, chúng ta có một màn hình hiển thị 2 inch cùng các nút cảm ứng điều hướng lên xuống, quay lại và chọn.
Phía trên robot có hộp chứa bụi dung tích tới 700ml, mức dung tích rất lớn trong các sản phẩm robot hút bụi tự động trên thị trường hiện nay.
Công tắc tắt/bật máy được nhà sản xuất khéo léo dấu kín dưới nắp đựng của hộp chứa bụi.
Phía dưới hộp chứa bụi có 2 chế độ dọn dẹp cơ bản: hình ngôi nhà là chế độ dọn dẹp toàn bộ khu vực trong căn hộ; và nút biểu tượng các ô vuông nhỏ là chế độ dọn dẹp theo khu vực chỉ định riêng. Giữa nút của hai chế độ dọn dẹp có cái hốc để cầm, mang robot tới những khu vực cần vệ sinh thuận tiện.
Cùng với cảm biếm laser hỗ trợ phát hiện vật cản, nhà sản xuất còn trang bị một thanh cản chứa cảm biến để chống va chạm và giúp robot có thể đổi hướng khi gặp vật cản.
Mặt phía dưới của sản phẩm có tem cho thấy chiếc robot này được hãng Neato Danke thiết kế tại California (Mỹ) và được lắp ráp tại Trung Quốc, khá giống với iPhone.
Hai bánh xe di chuyển chính của robot có thể hoạt động độc lập, nâng hạ độ cao để di chuyển phù hợp với địa hình trong nhà. Ngoài 2 bánh xe chính, sản phẩm có thêm 4 bánh xe nhỏ đặt ở 4 góc giúp robot hoạt động được ở cả những địa hình phức tạp.
Dọc theo phần cạnh hình chữ D là chổi quét và hút bụi vào của robot. Chiếc chổi này được thiết kế đan xen giữa chổi quét thường và chổi cao xu mềm hay còn được gọi là chổi đa năng dùng để vệ sinh trên thảm và sàn gỗ, sàn gạch men.
Chổi chính được thiết kế đặt trước 2 bánh xe chính nên toàn bộ trọng lượng phần đầu máy dồn về phía trước. Điều này giúp các thanh cao su mềm trên chổi chính ấn và miết mạnh trên bề mặt sàn, làm tăng hiệu quả làm sạch.
Ảnh phía trên chúng tôi có so sánh với 1 chiếc chổi của robot hình tròn. Nhìn ảnh có thể thấy thanh chổi quét của Botvac Connected dài gần như gấp đôi so với chiếc chổi còn lại.
Do thanh chổi dài nên nhà sản xuất đã bổ sung 5 thanh nhựa nhỏ chạy dọc chiều dài chổi để ngăn những vật như bút bi, dây điện.. quấn vào chổi trong quá trình hút.
Trên chổi chính còn có một lưỡi gạt mềm màu trắng. Lưỡi gạt này kết hợp với hai cạnh chổi hai bên có tác dụng chặn luồng khí hút bị phân tán ra phía sau, tập trung luồng khí hút lên phía trước của chổi giúp tăng lực hút của máy. Đó là thiết kế riêng của Neato Danke, được hãng gọi là công nghệ làm sạch SpinFlow Power Clean.
Botvac Connected có thêm 1 chiếc chổi quét ven ở cạnh để quét các cạnh tường và các góc mà chổi chính không tới được. Chiếc chổi này có các thanh quét với độ dài vừa đủ để đưa rác và bụi tới guồng chổi chính.
Máy hút bụi này có 3 cảm biến hồng ngoại: 2 cảm biến phía trên đỉnh và 1 cảm biến bên cạnh sườn máy. 2 cảm biến phía trên đều là loại cảm biến kép gồm 1 cảm biến chống rơi (khi đi vào cầu thang) và 1 cảm biến đo chiều cao. Nhờ có cảm biến đo chiều cao nên khi đến các khu vực như khoảng vách ngăn giữa sàn gỗ và gạch men, robot sẽ nhận biết được đó là chiều cao an toàn có thể đi tiếp.
Nhiều loại robot hút bụi thông minh khác hiện nay không có cảm biến chiều cao nên khi đến các vị trí như thanh ngăn giữa sàn gỗ và sàn gạch thì máy sẽ dừng, không dám đi qua do không xác định được độ sâu giữa thanh ngăn với mặt sàn bên kia.
Còn cảm biến bên cạnh hay còn được gọi là cảm biến chân tường giúp robot phát hiện và đi sát vào chân tường vừa đủ (1cm) để làm sạch các cạnh chân tường, chân bàn và đồ vật…
Ảnh phía trên là 2 đầu sạc của Botvac Connected để sạc cho robot khi hết pin tự động quay về sạc.
Robot cũng có 1 chiếc loa ngoài để cảnh báo khi chuyển các chế độ cũng như thông báo pin yếu hay các lỗi khác trong quá trình robot hoạt động.
Trải nghiệm thực tế
Việc sử dụng robot rất đơn giản. Lần sử dụng đầu, chúng ta cần tháo hộp chứa bụi ra và bật công tắc nguồn của máy. Ngay sau khi bật nút nguồn, 2 phím chức năng lựa chọn chế độ làm việc sẽ sáng lên kèm với màn hình nhỏ để hiển thị thông tin về thời gian, kết nối Wi-Fi, chế độ hoạt động và dung lượng pin của máy.
Các phím điều hướng để điều chỉnh các cài đặt trong quá trình sử dụng
Khi hút bụi, bạn có thể chọn hai chế độ cơ bản là chế độ hút bụi toàn căn hộ và chế độ dọn dẹp theo khu vực. Khi hoạt động ở một trong hai chế độ trên, máy sẽ mặc định hoạt động ở mức công xuất tối đa (gọi là mức turbo), lực hút mạnh nhưng độ ồn cao hơn. Nếu muốn giảm ồn thì bạn có thể bật chế độ Eco, máy chạy êm ái, độ ồn thấp, đỡ hao pin nhưng lực hút cũng giảm.
Bạn cũng có thể lên lịch hẹn giờ làm việc cho máy (Schedule). Khi hẹn giờ dọn dẹp thì bạn cũng có thể lựa chọn chế độ hút mạnh hoặc chế độ vận hành êm.
Mục cài đặt (setting) có thêm các cài đặt về ngày tháng, kết nối Wi-Fi, các chức năng phụ và cập nhật phần mềm.
Việc lựa chọn chế độ vệ sinh tuỳ theo nhu cầu. Nếu cần hút bụi cả căn phòng, nhấn nút hình ngôi nhà (bên phải) thì máy sẽ tự tìm và tự hút bụi trên toàn bề mặt căn nhà. Chế độ biểu tượng hình ô vuông (bên trái) sẽ phù hợp khi cần lau dọn ở diện tích nhỏ, dưới 4 mét vuông.
Cả hai dọn dẹp thì máy hoạt động theo cách là chạy bám sát theo chân tường trước, sau đó sẽ chuyển sang chế độ zigzag tránh bỏ sót bất kỳ khu vực nào trong nhà.
Bạn có thể điều khiển từ xa trên điện thoại qua ứng dụng Neato hỗ trợ cả hai hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay là iOS và Android. Sau khi tải ứng dụng về điện thoại, bạn có thể kết nối robot với điện thoại qua mạng Wi-Fi để điều khiển.
Ứng dụng Neato có đầy đủ các chức năng như trên chiếc điều khiển từ xa qua Wi-Fi. Giao diện chính có nút dọn dẹp nhanh cùng lựa chọn hết công xuất (Turbo) hoặc hoạt động êm (Eco). Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy dung lượng pin của máy hút bụi đang còn bao nhiêu trên màn hình ứng dụng.
Ứng dụng trên điện thoại có các phím điều chỉnh hướng đi của robot theo 4 mũi tên trên/dưới/trái/phải. Sau 1 thời gian trải nghiệm, mình thấy tính năng này khá thú vị, giúp làm sạch những điểm mà mình muốn ưu tiên làm sạch trước.
Bạn có thể đặt lịch dọn dẹp cho robot theo ngày/giờ trong tuần ngay trên ứng dụng điều khiển cài trên điện thoại.
Sau lần hoạt động đầu tiên, Botvac Connected sẽ tạo ra sơ đồ căn phòng hiển thị khu vực được và chưa được dọp dẹp.
Trong quá trình dọn dẹp, nếu robot vô tình mắc kẹt do dây điện hay các đồ vật làm ảnh hưởng đến guồng chổi hút, lập tức nó sẽ báo về điện thoại thông báo về việc bị kẹt kèm theo vị trí bị kẹt, đồng thời báo mã lỗi và hướng dẫn cách khắc phục lỗi trực tiếp trên màn hình của ứng dụng. Đáng tiếc là hiện tại ứng dụng này chỉ có Tiếng Anh chưa hỗ trợ Tiếng việt.
Tuy nhiên, để khắc phục tạm thời, nhà phân phối tại Việt Nam đã lược dịch những mã lỗi. Chúng ta có thể thể truy cập vào website nhà phân phối dankeclean.vn để tra cứu mã lỗi và cách khắc phục bằng tiếng Việt. Mình đánh giá cao tính năng kết nối qua điện thoại này, khi ở bất kỳ nơi đâu chúng ta đều có thể ra lệnh cho robot ở nhà dọn dẹp hoặc hỗ trợ những lúc robot gặp phải vật cản trong quá trình làm việc.
Trong quá trình sử dụng, Botvac Connected sẽ quét laser 360 độ liên tục theo phương nằm ngang để phát hiện vật cản và thiết lập sơ đồ cho căn phòng. Từ sơ đồ đó, robot sẽ tự động lựa chọn chế độ đã được lập trình sẵn để hút bụi tuần tự tránh bỏ sót và di chuyển từ phòng này sang phòng khác 1 cách linh hoạt. Có cảm biến laser nên robot này có thể dễ dàng len lỏi vào các góc cạnh khó để hút bụi.
Khi quan sát, mình thấy Botvac Connected thường có “cử chỉ” khá thú vị và thông minh. Ví dụ, chú robot này biết men theo bờ tường, luồn/lách khéo vào các khu vực gầm bàn/ cửa nhà mà không bị va chạm. Hoặc nếu trước mặt là khoảng trống thì nó sẽ tăng tốc để giảm thời gian hút bụi.
Botvac Connected có cảm biến chống rơi nên không lo bị “ngã cầu thang” nhưng trong quá trình dùng thì máy vẫn gặp phải một số tình huống oái oăm như mắc kẹt khi liên tục cố gắng leo lên chân quạt rồi… kêu cứu hoặc kẹt cứng khi lao đầu vào các khăn giẻ lau nhà. Nếu bạn để rơi dây giày hoặc để dây điện bừa bãi, bạn có thể gây khó khăn cho Bonvac Connected trong quá trình dọn dẹp.
Nhìn chung, căn nhà của bạn có thể nhiều bụi, có thể vương vãi lông chó mèo nhưng bạn nên sắp xếp đồ đạc một cách hợp lý nếu muốn thiết bị phát huy tối đa công dụng.
Nhà sản xuất tặng kèm 1 cuộn băng từ (tường ảo) để chúng ta ngăn không cho robot hoạt động vào khu vực chúng ta không mong muốn.
Mình đã có thời gian khoảng gần 1 tháng sử dụng tại nhà, có khu vực thì được lát gỗ, có khu vực là gạch men và có cả khu vực trải thảm. Máy hoạt động khá hiệu quả khi hút được bụi và các loại rác nhỏ nhẹ, giấy, vỏ kẹo, vỏ các loại hạt. Thậm chí các hạt đỗ, lạc, mẩu dây điện ngắn cũng được hút vào. Và điều đặc biệt ở Botvac Connected là chúng ta không phải lo về vấn đề tóc hay lông thú dễ bị mắc kẹt ở guồng chổi quay. Lực hút của máy rất mạnh, đạt gần 1000 Pascal với chế độ chạy êm (Eco) và 1600 Pascal với chế độ công xuất tối đa (turbo).
Tuy nhiên, các sợi tóc quá dài đôi khi vẫn bị mắc kẹt ở guồng chổi, đòi hỏi người dùng phải tháo chổi ra vệ sinh. Nhà xuất có lẽ đã dự tính trước điều này nên có tặng kèm 1 chiếc lược nhỏ để vệ sinh các chân chổi.
Và như thường lệ, mình thử nghiệm bày vụn giấy ra thì trong 1 lượt đi của robot thì gần như được hút sạch. Thử nghiệm tiếp với các loại hạt như đỗ đen, đậu xanh và cả vỏ hướng dương nữa thì trong máy cũng hút được hết số hạt mà mình bày ra trong 1 chu kỳ hoạt động.
Do Botvac Connected được thiết kế để có khả năng dọn sạch cả tóc và lông thú. Chính vì vậy, mình đã bày thêm cả tóc ra để thử nghiệm. Và kết quả khá ấn tượng, máy hút sạch toàn bộ số tóc mình bày ra trong 1 chu kỳ hoạt động.
Robot này được thiết kế để hút các loại bụi bẩn và rác thải sinh hoạt hàng ngày. Khi hút phải mảnh giấy, vỏ kẹo hay túi nilong lớn thì máy sẽ ngưng hoạt động ngay lập tức, đồng thời cảnh báo lên ứng dụng cài trên điện thoại yêu cầu làm vệ sinh lưới lọc.
Theo công bố của nhà sản xuất, Neato Botvac Connected được trang bị pin dung lượng 4.000 mAh, có thể hoạt động liên tục 90 phút với chế độ Turbo và 120 phút với chế độ Eco, đủ làm sạch khoảng 464m2 trong một lần sạc. Tuy nhiên, diện tích 464m2 là với điều kiện lý tưởng trong môi trường thử nghiệm. Trong thực tế sử dụng với 1 căn hộ khoảng 100m2 thì máy chạy mất 70 phút và diện tích thực tế lau được là 58m2 (không tính diện tích cho chỗ kê đồ).
Trong quá trình làm việc, khi pin trong máy gần cạn kiệt Robot sẽ tự động quay về dock sạc để nạp điện và sau khi đã nạp xong, robot sẽ tự động quay lại đúng vị trí đang làm dở và tiếp tục quá trình làm việc cho đến khi kết thúc. Sau khi hoàn thành việc dọn dẹp, robot sẽ tự động về dock sạc để sạc pin, sẵn sàng cho lần hoạt động tiếp theo.
So với các máy hút bụi tự động mà chúng tôi đã có cơ hội trải nghiệm gần đây, điểm nổi trội của Neato Botvac Connected là có lực hút mạnh, chổi quét lớn và có thể hút được tóc và lông vật nuôi, những thứ mà nhiều robot hút bụi tự động khác không hút được.
Robot hút bụi này sử dụng các cảm biến laser quét 360 độ để dẫn đường và tạo bản đồ hút bụi trong căn nhà cũng hiệu quả hơn so với việc sử dụng camera trên nhiều máy hút bụi khác, nhất là với khu vực thiếu sáng. Bên cạnh đó, khả năng định vị dock sạc tự động của Neato Botvac Connected trong thực tế cũng rất chính xác, kể cả với căn nhà có nhiều phòng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Neato Botvac Connected là mức giá hiện tại khá cao.
Xem thêm:
Ưu điểm:
+ Pin dùng được 2 giờ ở chế độ nhẹ và 1,5 giờ ở chế độ hút mạnh
+ Có chế độ Eco giảm tiếng ồn khi sử dụng ở khu vực không cần lực hút mạnh
+ Hỗ trợ Wi-Fi và có ứng dụng để điều khiển từ xa qua điện thoại tiện lợi
+ Có khả năng hút lông vật nuôi hiệu quả.
+ Chổi hút và quét dài, có thể hút bụi nhanh
+ Có hệ thống dẫn đường laser nên có thể chuyển hướng linh hoạt trong phòng tối
+ Không phải lo về việc phải sạc pin
Nhược điểm:
– Giá cao
– Chiều cao của robot hơi dày, có thể khó len lỏi phía dưới một số đồ nội thất trong nhà.
– Ứng dụng chưa hỗ trợ giao diện tiếng Việt
– Đôi khi vẫn còn bị mắc kẹt
Theo VNREVIEW.VN
Xem thêm các sản phẩm robot hút bụi ecovacs deebot Đà Nẵng
———————